Chỉ cần ghi nhớ 7 nguyên tắc thiết kế cầu thang dưới đây sẽ giúp bạn đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà và sự an toàn cho bản thân.
1. Chiều cao của cầu thang
Thông thường, theo tiêu chuẩn áp dụng cho nhà của người Việt Nam, chiều cao trung bình cầu thang khoảng 3,6 mét với số bậc là 24. Tuy nhiên, thông số này còn tùy thuộc vào độ cao thông thủy của nhà bạn mà thay đổi tăng giảm đôi chút cho phù hợp.
2. Độ rộng các vế thang
60cm là con số vừa đủ để đi lại thoải mái. Tuy nhiên, đối với nhà ở gia đình thì độ rộng các vế thang thường được các kiến trúc sư khuyên rằng không nên dưới 90cm. Với khoảng cách 90cm, đảm bảo tất cả mọi người trong gia đình bạn đều có thể di chuyển thoải mái và an toàn, đồng thời cũng sẽ thuận tiện hơn khi bạn cần mua sắm đồ nội thất lắp đặt tại nhà.
3. Chiều rộng mặt bậc
Mặt bậc là diện tích tiếp xúc của bàn chân với cầu thang. Để đảm bảo thiết kế cầu thang an toàn, độ rộng mặt bậc chỉ nên dao động từ 25 – 30cm.
4. Độ cao cổ bậc
Khi thiết kế cầu thang chiều cao cổ bậc là yếu tố quan trọng, cổ bậc quá cao hoặc quá thấp sẽ dễ dẫn đến vấp ngã và gây mệt mỏi khi di chuyển. Các kiến trúc sư khuyên rằng để đảm bảo an toàn, độ cao cổ bậc không nên vượt quá 18cm, nhưng cũng không nhỏ hơn 15cm.
5. Độ cao của lan can, tay vịn
Chiều cao an toàn cho cả người lớn và trẻ em là 1,1m. Tuy nhiên trong mọi trường hợp, 85cm đến 90cm là những con số có thể chấp nhận được.
6. Gờ của mặt bậc
Đây là phần chìa ra của mỗi mặt bậc, nó có tác dụng thẩm mỹ và dẫn lưu nước tránh để nước đọng trên mặt bậc thang. Độ nhô ra hợp lý của bộ phận này là 2cm.
7. Chiếu nghỉ
Chiếu nghỉ được xem làm khoảng dừng chân cho cầu thang của bạn. Cứ 11 bậc bạn nên bố trí 1 chiếu nghỉ, độ rộng tối thiếu của một chiếu nghỉ là 90cm.
Trên đây là 7 thông số kỹ thuật trong thiết kế cầu thang mà bạn phải nắm thật rõ, để đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cho ngôi nhà!